Ai cũng biết UEFA Champions League là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh cấp độ câu lạc bộ, là biểu tượng của sự thăng hoa trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông bóng đá. Nhưng bạn có biết rằng trước đây, nó không phải là một cỗ máy kiếm tiền như ngày nay? Hãy cùng Lịch Bóng Đá khám phá cách mà Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League và hành trình lên đỉnh thế giới.
Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League khi nào?
Năm 1992 là một năm đặc biệt với làng bóng đá thế giới khi Đan Mạch tạo ra câu chuyện cổ tích từ một đội bóng thay thế Nam Tư, mang đến một trong những bất ngờ lớn nhất trong lịch sử túc cầu khi vô địch Euro.
>> Xem thêm: câu lạc bộ westham united – bóng đá vleague hôm nay
Năm 1992, liên đoàn bóng đá Anh có cuộc gặp thượng đỉnh ở trụ sở Luân Đôn. Cuộc gặp đó kết thúc bằng một thông báo mang tính lịch sử, và giải đấu Ngoại hạng Anh chính thức được khai sinh.
Cũng trong năm 1992, một ý tưởng khác cũng ra đời, ý tưởng mang tên UEFA Champion League. Quyết định này được UEFA đưa ra để cải tiến cúp C1 với thể thức thi đấu mới mẻ đã thực sự làm thay đổi làng bóng đá thế giới.
Cũng từ đây, Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League và tên gọi này vẫn được giữ nguyên đến thời điểm hiện tại. Năm 1992 cũng chính thức đánh dấu mô hình bóng đá theo cách vận hành các giải đấu như một cỗ máy giải trí được ra đời.
Cỗ máy kiếm tiền Champions League
Champions League là một trong những giải đấu đỉnh cao nhất trên toàn cầu và là đấu trường số 1 dành cho các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu.
Chỉ cách đây hơn 30 năm, giải đấu này được gọi là Cúp C1 châu Âu, nơi giành chiến thắng mang ý nghĩa tinh thần hơn là tiền thưởng lớn. Không có sự chênh lệch lớn về khía cạnh tài chính giữa các đội tham gia và không tham gia.
Nhưng ngày nay, Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League, nơi kiếm được hơn 2.5 tỷ euro mỗi năm từ quảng cáo và tài trợ. Đây thực sự là một liều doping tài chính khổng lồ cho mọi câu lạc bộ.
Đội vô địch có thể kiếm được hơn 100 triệu euro, tương đương với 15-20% doanh thu hàng năm của các CLB giàu nhất thế giới. Trận chung kết giữa Man City và Inter Milan mùa giải 2022/23 thu hút hơn 500 triệu lượt người xem.
Tất nhiên, sự bùng nổ của truyền thông đã đóng góp lớn vào thành công thương mại của Champions League. Các trận đấu được truyền hình trực tiếp trên khắp thế giới nhờ mạng lưới Internet.
Nhưng điều quan trọng hơn là những thay đổi mang tính cách mạng trong cách tổ chức, điều hành và tiếp thị giải đấu này. Vậy các quan chức cấp cao của UEFA đã làm thế nào để khai sinh ra cỗ máy kiếm tiền Champions League.
Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League như thế nào?
Để biến Cúp C1 châu Âu thành một “quả bom tiền” như Champions League, cần phải có một kế hoạch chi tiết về cách tổ chức giải đấu. Điều này đòi hỏi một sự đầu tư khổng lồ và sự quyết tâm từ phía cơ quan điều hành.
Quá trình này không dễ dàng và đòi hỏi sự đau đầu để đạt được mục tiêu. Trên Wikipedia, bạn có thể tìm thấy một câu trả lời ngắn gọn về việc đổi tên giải đấu từ Cúp C1 châu Âu thành Champions League vào mùa giải 1992/93 và sự hợp tác của UEFA và công ty TEAM Marketing AG. Nhưng thực tế là nó phức tạp hơn nhiều.
Cuộc gặp gỡ quyết định
Tháng 4 năm 1990, đại hội của UEFA đã tiến hành chọn ra vị tân chủ tịch mới của liên đoàn bóng đá lục địa già. Người được chọn là Lennart Johansson, người thay thế Jacques Georges để ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất của UEFA.
Khác với những người tiền nhiệm, vị cố Chủ tịch người Thụy Điển tư duy về bóng đá là phải làm ra tiền. Ông muốn các giải đấu của UEFA trở thành tâm điểm, trở thành một thương hiệu để rồi từ đó, các nhà đầu tư và bảng hợp đồng tài trợ sẽ tìm đến các giải đấu.
Khi UEFA có lợi nhuận, tức là những nền bóng đá trong khu vực, kể cả các đội bóng nhược tiểu, cũng sẽ được hưởng lợi.
Chủ tịch UEFA Lennart Johansson đã lắng nghe những ý kiến của các chuyên gia marketing, một trong số đó là Klaus Hempel, một doanh nhân người Đức.
Và cuộc gặp vào năm 1990 giữa Klaus Hempel với Lennart Johansson và Gerhard Aigner, tổng thư ký UEFA đã đem đến cuộc cách mạng với các giải đấu của UEFA. Đây không phải là một ý tưởng dễ dàng để thuyết phục, và họ đã dành gần 3 năm để nghiên cứu thị trường châu Âu.
Vấp phải sự phản đối mạnh mẽ
Tuy ý tưởng đã xuất hiện và có sự ủng hộ từ Chủ tịch UEFA Johansson, nhưng vẫn còn nhiều rào cản để thiết lập một giải đấu mới thay thế Cúp C1 châu Âu. Nhiều quan chức UEFA và LĐBĐ đã phản đối Champions League, và cả các câu lạc bộ cũng không chắc chắn về ý tưởng này.
Một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất là Uli Hoeness, người cho rằng vòng bảng Champions League sẽ làm mất đi sự kịch tính của thể thức thi đấu loại trực tiếp.
Silvio Berlusconi (cựu chủ tịch AC Milan) cũng muốn tách riêng một đấu trường có tên Super League và tự quản lý quyền tiếp thị.
Tuy nhiên, Johansson đã thành công trong việc thuyết phục Berlusconi. Ông ta thuyết phục Berlusconi rằng Milan sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ Champions League và cũng sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ chính trị.
UEFA đã phải đối mặt với nhiều khó khăn để thay đổi quan điểm của các LĐBĐ và các câu lạc bộ. Nhưng cuối cùng, thành công đã đến và Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League kể từ mùa giải 1992/93.
Những thay đổi bước ngoặt khi UEFA Champions League ra đời
Như Lịch Bóng Đá đã nhắc đến, Klaus Hempel là một trong những nhân vật then chốt làm biến đổi “bộ mặt” ở sân chơi đẳng cấp nhất bóng đá châu Âu. Ông đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để các giải đấu UEFA thu hút nhiều nguồn tiền hơn so với thể thức cũ. Ông vạch ra những công cụ sau để nâng tầm:
Tính nhận diện giải đấu
Klaus Hempel giao nhiệm vụ sáng tác bản nhạc của UEFA Champions League cho nhà soạn nhạc nổi tiếng người Anh, Tony Britten.
Bản nhạc bất hủ đó cùng biểu tượng 8 ngôi sao đã đi cùng năm tháng trở thành thương hiệu không thể lẫn vào đâu được của UEFA Champions League.
Làm thế nào để thu hút nhà tài trợ?
Hempel quyết định điều đó dựa trên sự xuất hiện của các đội bóng lớn cũng như giờ thi đấu thích hợp nhất để tạo điều kiện cho khán giả.
Nếu như trước đây Cúp C1 được thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, khiến ông lớn đối mặt với nguy cơ bị loại sớm và chỉ đá được khoảng 1 hoặc 2 trận đấu tại châu Âu. Thì kể từ khi UEFA Champions League ra đời với thể thức thi đấu vòng bảng và phân loại các hạt giống. Điều đó đảm bảo các đội bóng lớn sẽ có nhiều trận đấu hơn, khiến giải đấu trở nên tăng tính hấp dẫn hơn.
Và tất nhiên, hữu xạ tự nhiên, khán giả cũng sẽ thích thú hơn vì có cơ hội được thưởng thức nhiều bữa tiệc bóng đá đỉnh cao.
Bên cạnh đó, doanh nhân người Đức muốn các trận đấu thuộc cấp độ UEFA phải được diễn ra vào lúc 20h45 theo giờ địa phương, tức là 1h45 rạng sáng theo giờ Việt Nam. Đó là khung giờ vàng với truyền hình châu Âu, khi tất cả cùng ngồi theo dõi một trận đấu bóng đá.
Không cần phải nói, các nhãn hàng lớn và nhà tài trợ cực kỳ yêu thích điều này, và các bản hợp đồng tài trợ bom tấn liên tục nổ giúp UEFA thu được dòng tiền tăng lên đáng kinh ngạc.
Mùa Champions League đầu tiên vào năm 1992/93, UEFA thu về khoảng 88 triệu Euro từ các nhà tài trợ. 10 năm sau, con số này tăng trưởng hơn mười lần, chạm mốc 1 tỷ đô. Đến năm 2020/21, con số này là 2,5 tỷ đô, một con số khổng lồ.
Chính màn quảng bá hoành tráng ấy đã giúp cho thuở bình minh của UEFA Champions League gặt hái được nhiều thành tựu. 30 năm sau, nó đã trở thành giải đấu hấp dẫn nhất, là món ăn tinh thần không thể thiếu trên toàn cầu.
Thể thức thi đấu mới
Bắt đầu từ mùa giải 1991/92, Cúp C1 đã thử nghiệm một thể thức thi đấu mới. 8 đội lọt vào tứ kết được chia làm hai bảng thi đấu vòng tròn một lượt. Tất nhiên, vẫn bao gồm 2 lượt trận sân nhà sân khách cho mỗi cặp đấu. Cuối cùng, UEFA sẽ chọn ra 2 đội đứng đầu mỗi bảng để thi đấu trận chung kết.
Chỉ một năm sau khi Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League, tứ kết lúc này vẫn là 8 đội, nhưng sẽ xuất hiện thêm một vòng bán kết nữa. Trận bán kết diễn ra giữa đội nhất bảng này gặp đội nhì bảng kia, nhưng chỉ đá 1 lượt trận duy nhất trên sân của đội nhất bảng.
Những năm sau đó, UEFA Champions League mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên 16 nến có bốn bảng đấu. Sau vòng mở đầu, 8 đội đứng đầu bốn bảng lọt vào vòng tứ kết và đấu loại trực tiếp tới chung kết.
Kể từ mùa giải 2018/19, các giải vô địch quốc gia xếp hạng từ 1 đến 4 sẽ được UEFA phân bổ 4 suất tham dự vòng bảng Champions League. Luật thi đấu cũng đã thay đổi. Kể từ vòng knock-out, các huấn luận viên có thể thay cầu thủ thứ 4 trong trường hợp đội bóng phải đá hiệp phụ.
Ngoài ra, UEFA cũng cho phép các đội tăng số lượng cầu thủ đăng ký cho mỗi trận từ 18 đến 23, và sau vòng bảng các đội có thể đăng ký thêm 3 cầu thủ mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Những sự thay đổi vẫn tiếp tục diễn ra trong các năm trở lại đây. UEFA biết rằng nếu họ gia tăng số lượng câu lạc bộ tham dự giải đấu, có thể mang lại bộn tiền.
Những thay đổi mới nhất ở mùa giải 2024/25
Dự kiến số đội tham dự UEFA Champions League kể từ mùa giải 2024/25 sẽ được tăng lên con số 36, và các đội sẽ được phân hạt giống dựa trên thành tích trong 5 năm gần nhất.
Giai đoạn 8 bảng đấu sẽ không còn nữa, thay vào đó chỉ có một bảng xếp hạng duy nhất giữa 36 đội tham dự giải. Mỗi đội thi đấu 8 trận, bao gồm 4 trận sân nhà và 4 trận sân khách.
Ở vòng đầu tiên, các cặp đấu được sắp xếp dựa vào kết quả phân hạt giống. Theo đó, đội hạt giống số 1 đối đầu với hạt giống số 36, đội hạt giống số 2 chạm trán đội hạt giống số 35.
Ở vòng 2, các đội thắng vòng 1 sẽ gặp nhau, các đội hòa gặp nhau, và các đội thua gặp nhau. Các vòng đấu càng về sau sẽ càng dễ có các đội bóng mạnh gặp nhau, tạo ra nhiều cuộc đại chiến hấp dẫn.
Sau 8 vòng đấu, 8 đội đầu bảng xếp hạng sẽ vào thẳng vòng knockout UEFA Champions League, trong khi các đội xếp thứ 9-24 sẽ bốc thăm để chọn ra cặp đấu quyết định chủ nhân của 8 tấm vé còn lại.
Kể từ vòng 16 đội đến trận chung kết, thể thức trở lại bình thường như các mùa giải hiện nay.
Lời kết
Không có gì quá ngạc nhiên về sự nâng cấp này của giải đấu, vì bản chất ra đời của UEFA Champions League là cỗ máy kiếm tiền.
Ví bóng đá là môn thể thao vua, thì UEFA Champions League chính là vua của vua, bởi nó hội tụ tất thảy ông lớn trên thế giới, với sự góp mặt của các đội bóng hàng đầu. Cúp C1 Chắc chắn là giải đấu có tính chuyên môn và nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới mộ điệu.
Nhờ đó mà những chiến dịch quảng cáo sẽ phủ sóng hầu hết các cổ động viên trên thế giới, và giải đấu này luôn nhận được các khoản tiền tài trợ cũng như bản quyền truyền hình của nó ở mức cao ngất ngưởng.
31 năm kể từ khi Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League, giải đấu này vẫn không ngừng nâng cấp và thay đổi. Tuy nhiên, chưa bao giờ vị thế của Cúp C1 bị đe dọa như hiện nay, khi những ông lớn đang muốn tự tổ chức giải đấu cho riêng mình (điển hình là kế hoạch cho ra đời giải đấu Super League).
Dẫu vậy, việc sẽ có một giải đấu khác thay thế cho UEFA Champions League là câu chuyện của tương lai. Chúng ta chỉ biết là mùa giải này, chúng ta vẫn sẽ được thức dậy vào lúc 2 giờ sáng, lắng nghe bản nhạc quen thuộc và được chứng kiến màn đọ sức của những đội bóng hàng đầu châu Âu.
Đó là giá trị lớn nhất mà UEFA Champions League đã mang lại sau hơn 30 năm giải đấu này được ra đời và phát triển như ngày nay. Và để đón xem những trận cầu đỉnh cao, lịch bóng đá, bảng xếp hạng, tỷ lệ kèo của các trận đấu trong khuôn khổ cúp C1 châu Âu, đừng quên truy cập nền tảng Lịch Bóng Đá nhé!